Viêm bàng quang cấp nên ăn gì? Kiêng gì?

August 1, 2020
Nam khoa

Viêm bàng quang cấp là một bệnh lý khá phổ biến ở mọi đối tượng. Để khắc phục tình trạng viêm bàng quang cấp và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh viêm bàng quang cấp nên ăn gì và kiêng gì? Hãy theo dõi bài viết để tìm hiểu những thông tin liên quan về bệnh lý này nhé!

Viêm bàng quang cấp là gì?

Bệnh viêm bàng quang là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra trong bàng quang. Bệnh viêm bàng quang chia làm hai giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Viêm bàng quang cấp tính chính là giai đoạn đầu khi bệnh mới khởi phát.

Bệnh viêm bàng quang gây ra những khó chịu, bất tiện cho người bệnh, chưa kể dễ tái phát. Nhưng nếu người bệnh kịp thời phát hiện và điều trị hiệu quả bệnh viêm bàng quang ở giai đoạn cấp tính thì có thể loại bỏ được chứng bệnh này, giảm nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh viêm bàng quang cấp nên ăn gì, kiêng gì
Bệnh viêm bàng quang cấp nên ăn gì, kiêng gì

Nguyên nhân gây ra viêm bàng quang cấp

Thông thường hệ tiết niệu có cấu trúc ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, đồng thời nước tiểu cũng có tính năng kháng khuẩn và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Nhưng đến khi cơ thể suy yếu, sức đề kháng giảm khiến hệ tiết niệu bị tổn thương sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào và gây bệnh.

Viêm bàng quang cấp do nhiễm khuẩn

Nguyên nhân của bệnh viêm bàng quang chủ yếu là do vi khuẩn. Vi khuẩn gây bệnh viêm bàng quang thường hay gặp nhất là E.coli - vốn tồn tại chủ yếu ở trong ruột già. Thông thường vi khuẩn E.coli khá vô hại nhưng khi xâm nhập vào niệu đạo lại gây ra tình trạng viêm nhiễm. Trong quá trình đào thải nước tiểu, vi khuẩn E.coli sẽ theo dòng nước tiểu đi ra ngoài. Nếu vi khuẩn E.coli tích tụ quá nhiều trong bàng quang không được đào thải hết sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng bàng quang.

Một số vi khuẩn khác cũng gây bệnh viêm bàng quang như Chlamydia, Mycoplasma, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng,...

Viêm bàng quang cấp không phải do vi khuẩn

Ngoài nguyên nhân do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh, còn có một số nguyên nhân khác tác động dẫn đến viêm bàng quang cấp.

Viêm bàng quang kẽ

Hầu hết những người bị viêm bàng quang kẽ đều có bàng quang bị viêm, 5 - 10% trong số các vết loét đều có vết loét ở trong bàng quang.

Viêm bàng quang kẽ là tình trạng mãn tính gây ra áp lực bàng quang. Ở người khỏe mạnh, bàng quang sẽ có sự giãn nở cho đến khi đầy và báo hiệu cho bạn đã đến lúc cần đi tiểu, thông qua các dây thần kinh chậu. Còn với người bị viêm bàng quang kẽ, các tín hiệu buồn đi tiểu bị lẫn lộn, khiến người bệnh thường xuyên mót tiểu nhưng lượng nước tiểu lại khá ít. Kèm theo đó, người bị viêm bàng quang kẽ thường bị đau bàng quang và đau vùng chậu.

Viêm bàng quang kẽ thường xuất hiện ở người có một số khiếm khuyết trong lớp niêm mạc của bàng quang; người có thói quen sử dụng các chất kích thích độc hại; người bị chấn thương tủy sống; viêm dây thần kinh; phụ nữ sau sinh bị rối loạn chức năng cơ sàn chậu.

Viêm bàng quang cấp là biến chứng của các bệnh lý khác

Những người có bệnh nền như đái tháo đường, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt hoặc tổn thương tủy sống dễ bị mắc viêm bàng quang cấp.

Tác dụng phụ của thuốc gây viêm bàng quang cấp

Những người đang thực hiện xạ trị, nhất là xạ trị vùng khung chậu hoặc sử dụng các loại thuốc chống ung thư như Cyclophosphamide và Ifosfamide có thể gây viêm bàng quang cấp.

Lạm dụng các sản phẩm chứa hóa chất

Những sản phẩm có tác dụng tẩy rửa vùng kín có tính độ kiềm cao, nhất là dung dịch vệ sinh ở nữ giới sẽ làm mất cân bằng môi trường âm đạo, âm đạo bị khô sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây bệnh.

Sử dụng các sản phẩm như gel bôi trơn, thuốc xịt vùng kín, kem diệt tinh trùng có thể gây kích ứng dẫn đến viêm bàng quang cấp.

Những yếu tố tăng nguy cơ nhiễm khuẩn gây viêm bàng quang có thể kể đến như:

  • Độ tuổi:  Những người tuổi càng cao có nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang cấp cao hơn so với người trẻ do hệ miễn dịch lúc này đã bị suy yếu, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây bệnh.
  • Giới tính: Tỷ lệ nữ giới mắc viêm bàng quang cấp nhiều hơn so với nam giới. Lý giải điều này là do cấu tạo niệu đạo của nữ giới rất ngắn, các vi khuẩn gây hại ở tầng sinh môn dễ dàng xâm nhập và bàng quang và gây bệnh.
  • Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều người hoặc quá thô bạo có thể gây nhiều bệnh lý lây qua đường tình dục, những virus gây bệnh từ đó sẽ lây lan sang bàng quang gây viêm nhiễm.
  • Những người bị bệnh lý phải nằm một chỗ một thời gian dài như tai biến, chấn thương cột sống, khung chậu,... khiến cho nước tiểu bị tích tụ quá nhiều gây viêm bàng quang.
  • Người bệnh bị phì đại hoặc u tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang, hẹp niệu đạo, hẹp bao quy đầu khiến cho đường bài xuất nước tiểu bị cản trở, gây tích tụ vi khuẩn dẫn đến bàng quang bị viêm nhiễm.
  • Người đang mắc bệnh như đái tháo đường, ung thư, HIV/AIDS có hệ miễn dịch kém là cơ hội cho các vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh, trong đó có bệnh viêm bàng quang.

Triệu chứng, dấu hiệu viêm bàng quang cấp

Dấu hiệu viêm bàng quang cấp thường xảy ra đột ngột và gây nhiều khó chịu cho người bệnh:

  • Người bệnh viêm bàng quang cấp thường có triệu chứng tiểu đau, tiểu buốt, tiểu rắt. Nước tiểu có thể bị lẫn máu hoặc có mủ ở cuối bãi tiểu.
  • Nước tiểu chuyển màu vàng đục, có mùi hôi.
  • Nếu bang quang căng cảm thấy đau nhẹ trên khớp mu. Một số trường hợp người bệnh có thể bị đau nhiều và lan sang niệu đạo, âm hộ. Cơn đau sẽ hết hoặc giảm đi sau khi đi tiểu.
  • Có thể bị sốt nhẹ (dưới 38 độ C).
Bệnh viêm bàng quang ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt cuộc sống
Bệnh viêm bàng quang ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt cuộc sống

Bệnh viêm bàng quang cấp tính mặc dù chỉ là giai đoạn đầu của bệnh viêm bàng quang, mức độ nguy hiểm chưa cao chỉ gây ra những bất tiện cho người bệnh, nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài sẽ bước vào giai đoạn mãn tính. Viêm bàng quang mãn tính có những triệu chứng phức tạp hơn gây khó khăn trong việc điều trị. Ngoài ra, viêm bàng quang cấp nếu không điều trị triệt để có thể làm vi khuẩn lây lan sang các vùng khác gây bệnh như viêm âm đạo, viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn, viêm vùng chậu,...

Cách chữa bệnh viêm bàng quang cấp

Khi có những dấu hiệu nghi ngờ bị viêm bàng quang cấp, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế hoặc phòng khám nam khoa uy tín để được chẩn đoán nguyên nhân gây ra bệnh để có hướng điều trị phù hợp, tránh xảy ra biến chứng.

  • Điều trị bệnh bằng thuốc

Nếu mật độ vi khuẩn gây bệnh chưa nhiều, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị viêm bàng quang cấp bằng một số loại thuốc kháng sinh nhất định.

Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không sử dụng liều lượng thuốc quá nhiều hoặc quá ít, không nên mua thuốc tự điều trị tại nhà mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu, giảm khả năng kháng kháng sinh khiến bệnh có thể trở nặng hoặc tái phát.

  • Điều trị bệnh bằng can thiệp phẫu thuật
Phẫu thuật viêm bàng quang đối với những trường hợp u, sỏi bàng quang
Phẫu thuật viêm bàng quang đối với những trường hợp u, sỏi bàng quang

Đối với trường hợp người bệnh viêm bàng quang cấp do tắc nghẽn bàng quang vì u, sỏi sẽ được tiến hành phẫu thuật. Bác sĩ sẽ thực hiện hiện mổ bàng quang lấy sỏi hoặc cắt bỏ u. Việc thực hiện thủ thuật mổ bàng quang cần phải được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm trong nghề, dụng cụ y tế, máy móc hiện đại đảm bảo không gây đau và biến chứng cho bệnh nhân.

Xem thêm các cách điều trị viêm bàng quang khoa học

Các thực phẩm tốt cho người viêm bàng quang cấp

Các bác sĩ cho biết, thực phẩm và sức khỏe của con người có mối liên hệ mật thiết với nhau. Người bệnh viêm bàng quang cấp cần phải bổ sung các loại thực phẩm đa dạng chất dinh dưỡng, có công dụng giảm sưng, tiêu viêm, lọc thải vi khuẩn gây hại trong bàng quang và tăng cường sức đề kháng. Những loại thực phẩm sau đây người bệnh viêm bàng quang nên ăn nhằm cải thiện bệnh tình, rút ngắn quá trình điều trị.

  • Rau xanh

Những loại rau xanh như bông cải xanh, rau chân vịt, rau cải xoăn, rau cần tây là những lựa chọn rất tốt trong quá trình điều trị bệnh viêm bàng quang cấp. Những loại thực phẩm này chứa hàm lượng khoáng chất, vitamin và protein thực vật dồi dào có tác dụng thanh nhiệt, loại bỏ các vi khuẩn có hại ở đường tiết niệu, chống viêm và tăng cường sức đề kháng.

Người bệnh nên sử dụng rau khi còn tươi xanh, có thể trộn salad hoặc chế biến bằng cách luộc là tốt nhất. Hạn chế chế biến thành những món ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị vì có thể làm giảm đi công dụng của những loại rau này.

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Vitamin C là chất có tính oxi hóa mạnh, có khả năng loại bỏ các gốc tự do nhanh chóng, chống sưng viêm và giảm đau. Vì thế, những loại thực phẩm này được đánh giá rất phù hợp dành cho những người bị bệnh viêm bàng quang cấp.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin có thể kể đến như cam, bưởi, ổi, dâu tây, đu đủ, kiwi, ớt chuông,...Tùy thuộc vào từng loại thực phẩm và sở thích của mỗi người bệnh, bạn có thể chế biến thành món ăn, ăn trực tiếp, những loại trái cây có thể ép lấy nước.

Người bệnh viêm bàng quang cấp cũng nên lưu ý, chỉ nên dung nạp vào cơ thể lượng vừa phải, quá nhiều sẽ khiến bàng quang bị kích thích gây phản tác dụng.

  • Tỏi tốt cho người viêm bàng quang cấp

Tỏi không chỉ là một loại gia vị mà còn là một vị thuốc rất tốt dành cho người bị viêm bàng quang cấp. Trong tỏi có chứa thành phần Allicin có tác dụng kháng khuẩn cực mạnh, tiêu viêm.

Người bệnh có thể dùng 3 - 4 nhánh tỏi ăn sống hoặc chế biến trong các món ăn mỗi ngày sẽ thấy có hiệu quả tích cực.

  • Bị viêm bàng quang cấp nên dùng gừng

Cũng tương tự như tỏi, gừng vừa là một loại gia vị vừa là một vị thuốc. Gừng có chứa các thành phần chống viêm, kháng khuẩn rất tốt, thích hợp cho người bị viêm bàng quang cấp do vi khuẩn gây ra.

Người bệnh có thể ép gừng tươi pha với nước hoặc trà để uống, bổ sung thêm gừng trong các bữa ăn hàng ngày để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

  • Thực phẩm chứa probiotic hỗ trợ điều trị viêm bàng quang cấp

Probiotic hay còn gọi là lợi khuẩn có tác dụng hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa, ngăn ngừa các vi khuẩn có hại cho đường ruột và bàng quang. Probiotic có chứa nhiều trong sữa chua, kem, bơ sữa. Người bị viêm bàng quang cấp tính có thể bổ sung thêm những loại thực phẩm này mỗi ngày.

  • Uống nhiều nước

Nước là một thành phần rất cần thiết vừa có tác dụng giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng vừa có tác dụng loại bỏ độc tố và các chất thải ra ngoài cơ thể. Uống nước nhiều là cách làm loãng nước tiểu và làm trống bàng quang thường xuyên hơn, giảm thiểu nguy cơ vi khuẩn gây hại phát triển trong nước tiểu, giúp kiểm soát bệnh.

Các thực phẩm cần ăn kiêng

Bên cạnh những loại thực phẩm có lợi hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm bàng quang cấp thì cũng có những loại thực phẩm mà người bệnh nên kiêng để tránh tình trạng bệnh bị viêm nhiễm diện rộng, bệnh biến chuyển nặng và gây biến chứng.

  • Thực phẩm muối chua, đồ xông khói

Các loại thực phẩm muối chua như dưa muối, cà muối, bắp cải muối hay đồ xông khói như xúc xích, jambon, thịt hun khói đều là những thực phẩm có độ muối và độ đạm cao gây kích thích bàng quang, ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của hệ bài tiết. Chính vì thế, người bệnh viêm bàng quang cấp nên hạn chế tối đa sử dụng những loại thực phẩm này để đảm bảo sức khỏe.

  • Thực phẩm chứa nhiều gia vị và các loại nước sốt

Gia vị và các loại nước sốt là những thứ được sử dụng giúp kích thích ăn ngon miệng. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng có thể gây kích ứng bàng quang, tăng nguy cơ bàng quang bị viêm nhiễm. Bởi vậy, người bị viêm bàng quang cấp thường được khuyên ăn uống thanh đạm và ít gia vị nhất có thể.

  • Không nên ăn ngũ cốc, đậu và hạt

Đậu nành, đậu phộng, đậu đen, quả hồ đào, quả óc chó, ngũ cốc hay các chế phẩm từ các loại đậu, hạt như sữa hạt,... là những thực phẩm người bệnh viêm bàng quang cấp nên tránh vì chứng có thể gây kích ứng bàng quang dẫn đến viêm nhiễm.

  • Thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, đồ ăn nhanh

Các loại thực phẩm chế biến sẵn và đóng hộp nói chung đều chứa nhiều gia vị và chất bảo quản, tiềm ẩn nguy cơ khiến cho bệnh viêm bàng quang cấp trở nên nghiêm trọng. Đồ ăn nhanh thường chứa nhiều dầu mỡ, là thành phần gây hại khiến cho khu vực bị viêm nhanh chóng lan ra diện rộng.

  • Thức uống chứa chất kích thích

Rượu, bia, cà phê, trà thảo mộc chứa nhiều đường, nước ngọt, nước ép tổng hợp đều là những loại thức uống làm tích tụ chất độc cho gan, thận và bàng quang, gây ra khó khăn cho người bệnh trong quá trình đào thải chất độc ra ngoài qua đường nước tiểu.

Tạm kết

Viêm bàng quang cấp tuy là giai đoạn đầu mới khởi phát của bệnh viêm bàng quang nhưng lại gây ra những triệu chứng khó chịu ảnh hưởng tới người bệnh. Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý chính là một trong những cách giúp cải thiện triệu chứng, hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị. Mong rằng những thông tin trên sẽ phần nào hỗ trợ người bệnh viêm bàng quang cấp điều trị hiệu quả. Còn thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ qua hotline 0386-977-199 hoặc website phòng khám đa khoa Hưng Thịnh để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Bs. Nguyễn Thị Lan

Về trình độ học vấn

Bác sĩ Nguyễn Thị Lan là một bác sĩ được đào tạo và tốt nghiệp trường đại học Y Hà Nội. Đây là một trong những bác sĩ chuyên khoa I phụ khoa và các bệnh xã hội. Với hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành y, chuyên môn của bác sĩ bao gồm khám và điều trị các bệnh phụ khoa, bệnh xã hội. Bác sĩ Nguyễn Thị Lan là một trong những bác sĩ đã được tham gia các khóa học đào tạo bởi các chuyên gia đến từ những nền y học phát triển như Anh, Mỹ, Pháp. Vì vậy bác sĩ đã có thể tiếp thu và vận dụng các ứng dụng các phương pháp chữa bệnh hiện đại và hiệu quả hiện nay.

Với tiêu chí đem đến sức chăm sóc và điều trị hiệu quả cho người bệnh nhân, sau một khoảng thời gian tu nghiệp ở nước ngoài. Từ đó bác sĩ có thể nâng cao kỹ thuật và tay nghề để có thể áp dụng những kỹ thuật mới và những phương pháp hiệu quả trong việc điều trị bệnh cho bệnh nhân.

Ngoài ra bác sĩ cũng là một trong những người thường xuyên đóng góp những ý tưởng mới cho các diễn đàn về y tế sức khỏe, các hội nghị về ngành y tại Việt Nam. Những đóng góp của bác sĩ góp phần không nhỏ cho sự phát triển của ngành y tế tại Việt Nam.

Bác sĩ Nguyễn Thị Lan là một tấm gương luôn cống hiến hết mình cho sự phát triển của bản thân, luôn sẵn sàng học hỏi những kiến thức mới để giúp bản thân được hoàn thiện hơn. Chính bởi vậy bác sĩ Nguyễn Thị Lan được đánh giá là một trong những bác sĩ có kiến thức chuyên môn tốt nhất cũng như có y đức chuẩn mực trong bất kỳ những trường hợp khám chữa bệnh nào.

Related Posts

Đăng ký nhận tin mới mỗi ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form